Thiết bị này là kết quả của sự hợp tác giữa các công ty viễn thông hàng đầu của Nhật Bản, bao gồm DOCOMO, NTT Corporation, NEC Corporation và Fujitsu. Các công ty đã công bố kết quả thử nghiệm thành công vào ngày 11 tháng 4, trong đó tiết lộ rằng thiết bị này có thể đạt tốc độ 100 Gbps trong nhà với băng tần 100 GHz và đạt 300 GHz khi thử nghiệm ở ngoài trời với khoảng cách 382 feet (100 mét). Mặc dù tốc độ đạt được là khá ấn tượng, nhưng hiện tại, 6G mới chỉ được thử nghiệm trên một thiết bị duy nhất và chưa khả thi về mặt thương mại. Thêm vào đó, công nghệ này hiện cũng đang có những nhược điểm nhất định.
Hiện nay, tiêu chuẩn vàng về kết nối là 5G, có tốc độ tối đa theo lý thuyết là 10 Gbps. Tuy nhiên, tốc độ trong thế giới thực thường thấp hơn nhiều, trung bình khoảng 200 Mbps. Một trong những lý do dẫn đến tốc độ thấp như vậy là do 5G sử dụng dải tần cao. Mặc dù tần số cao hơn có thể giúp cho tốc độ truyền tải nhanh hơn nhưng chúng cũng có những hạn chế. Một trong số đó là về giới hạn khoảng cách mà tín hiệu có thể truyền đi và giảm cường độ xuyên thấu của nó. Do đó, các thiết bị 6G cũng sẽ khó nhận được và có thể sẽ bị gián đoạn tần số cần thiết để tải xuống nhanh hơn vì công nghệ này đang sử dụng các dải tần số cao hơn 5G.
Theo các chuyên gia, việc chuyển đổi từ 5G sang 6G có thể mở ra những khả năng lớn hơn với internet, như: giao tiếp ba chiều theo thời gian thực, trải nghiệm thực tế ảo và thực tế hỗn hợp một cách nhanh chóng và liền mạch,... Tuy nhiên, để triển khai mạng 6G thì vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm, quan trọng nhất là cơ sở hạ tầng. Các nhà phát triển đang xem xét một cuộc đại tu hoàn chỉnh các trạm thu phát sóng di động (BTS) và thế hệ điện thoại mới có ăng-ten 6G được tích hợp, trước khi công nghệ này trở thành xu hướng chủ đạo vào đầu năm 2030.