1. eSim là gì?
eSIM (hay Embedded SIM) là sim gắn sẵn hay sim nhúng, có kích thước dưới 5 x 5 mm, được hàn trực tiếp vào bảng mạch của thiết bị khi sản xuất, thay thế cho những chiếc SIM bằng nhựa có thể tháo lắp. Để kích hoạt Embedded SIM lần đầu tiên thì người dùng sẽ cần quét một mã QR được nhà mạng cung cấp hoặc đến trực tiếp điểm giao dịch để được hỗ trợ. Sau khi kích hoạt, việc sử dụng chúng thực tế thì không có gì khác với những chiếc SIM thông thường.
Hiện tại có 3 nhà mạng tại Việt nam cung cấp dịch vụ eSIM là Viettel, VNPT và Mobifone. Tiếp đó, hãy cùng tìm hiểu xem những tiện ích cũng như hạn chế khi sử dụng chúng nhé".
2. Ba ưu điểm của eSIM
2.1 Kích thước nhỏ gọn
Xu hướng phát triển công nghệ các sản phẩm trở nên tối giản hơn, những chiếc sim cũng ngày càng thu gọn lại từ mẫu to đến dòng microSIM và NanoSim. Việc tiết kiệm không gian giúp chúng không chỉ phù hợp với những chiếc điện thoại mà nhiều dòng sản phẩm khác như đồng hồ thông minh, …..
2.2 Hạn chế bị hỏng hóc
Với SIM vật lý, người dùng cần phải tháo lắp, đặt vào khay nếu muốn sử dụng. Tuy trong quá trình đó có thể sẽ để lọt bụi, dị vật vào trong máy, làm ảnh hướng đến phần cứng bên trong máy và chất lượng thẻ SIM. Tệ hơn, nếu không cẩn thận sử dụng lực mạnh có thể khiến SIM bị gãy, mắc kẹt bên trong.
Ngược lại, eSIM đã được hàn cố định sẵn trong phần cứng của máy khi xuất xưởng nên người dùng không cần phải tháo lắp. Vậy nên chúng sẽ hạn chế được hoàn toàn nhược điểm này.
2.3. Tích hợp nhiều thuê bao trên 1 eSIM
Loại SIM này hỗ trợ tích hợp nhiều thuê bao cùng lúc, tối đa có thể lên đến 5. Với người dùng thường xuyên phải đi công tác nước ngoài, Embedded SIM thực sự tiện lợi hơn rất nhiều. Khi mua SIM vật lý tại sân bay nước ngoài, người dùng sẽ gặp tình trạng sim không vừa với kích cỡ của khay đựng đồng thời việc thay thế sử dụng rất dễ dẫn đến bị thất lạc. Nhưng đối với với eSIM, người dùng có thể đặt mua từ trước và chỉ việc quét mã QR để kích hoạt là có thể sử dụng ngay. Điều này cũng giảm thiểu rủi ro mất thông tin liên lạc, tài khoản hay các số liệu quan trọng mỗi chuyến đi.
3. Ba nhược điểm khi sử dụng
3.1 Chuyển đổi giữa các thiết bị còn nhiều hạn chế
Người dùng thường có nhu cầu thay mới thiết bị 1 - 2 năm/ lần, ưu điểm dòng SIM vật lý là rất dễ dàng trong việc tháo lắp. eSIM thì ngược lại, do được tích hợp sẵn bên trong thiết bị, người dùng cần phải liên hệ với nhà mạng hoặc đến trực tiếp địa điểm giao dịch để được hỗ trợ.
Hiện nay, Viettel và Mobifone đang hỗ trợ chuyển eSIM sang iPhone mới từ iPhone cũ thông qua phần mềm như My Mobifone hoặc My Viettel. Đặc biệt, việc chuyển dữ liệu, số liên lạc,... cần được thực hiện trong điều kiện mang ổn định.
3.2 Lỗi không cập nhật tình trạng eSIM
Người dùng đã từng sử dụng Embedded SIM nhưng sau đó quên mất mã, khi sử dụng lại thì gặp lỗi báo gói cước quá hạn. Để xử lý tình trạng này, người dùng cần liên hệ lên tổng đài để được Apple hỗ trợ.
3.3 Số lượng nhà mạng hỗ trợ còn ít
Hiện nay, vẫn còn một số quốc gia chưa hỗ trợ sử dụng eSIM. Ở Việt Nam, mới chỉ có 3 nhà mạng lớn hỗ trợ dịch vụ này. Nhìn chúng, để eSIM thật sự phổ biến thì chúng ta vẫn sẽ cần thêm một thời gian để các nhà mạng hoàn thiện hơn về mặt hệ thống và dịch vụ.
Tạm kết
Tóm lại, eSIM thực sự mang đến nhiều tiện lợi trong quá trình sử dụng tuy nhiên sẽ cần một thời gian nữa để những dịch vụ đi kèm được hoàn thiện và hỗ trợ tốt hơn. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào có thể để lại thông tin ở phần bình luận để được hỗ trợ
Ngoài ra, với nhu cầu mua sản phẩm, các bạn hãy liên hệ ngay tới Oneway để được tư vấn kịp thời.
Hotline: 0246 681 9779
Website: https://onewaymobile.vn/
Fanpage: ONEWAY